Tổng quan Phân_biệt_giới_tính

Loạt bài về
Phân biệt đối xử
Các dạng chính

Phân biệt tuổi tác • Phân biệt chủng tộc • Phân biệt quốc tịch • Phân biệt vùng miền • Phân biệt giới tính • Trọng nam khinh nữ • Ghê sợ đồng tính • Kỳ thị loài • Bảo thủ về tôn giáo • Phân biệt đối xử ngược • Chủ nghĩa địa phương • Tính bài ngoại

Các dạng đặc trưng
Chủ nghĩa bài dân tộc

Mỹ • Ả Rập • Trung Hoa • Anh • Pháp • châu Âu • Nhật Bản • Triều Tiên • Nga • Do Thái • người da trắng

Khác

Chủ nghĩa Đại Hán • Da trắng thượng đẳng • Da đen thượng đẳng

Biểu hiện

Thanh trừng • Diệt chủng • Gia trưởng • Pogrom • Chiến tranh sắc tộc • Nô lệ

Phong trào
Kỳ thị

Ku Klux Klan • Chủ nghĩa phát xít mới • Đảng Nazi Hoa Kỳ

Chống kỳ thị

Quyền của người tự kỷ • Chủ nghĩa bãi nô • Quyền trẻ em • Quyền công dân • Quyền lợi người khuyết tật • Bình đẳng nam nữ • Bình đẳng sắc tộc • Bình đẳng tôn giáo

Chính sách

Kỳ thị
Apartheid

Chống kỳ thị
Giải phóng • Quyền công dân • Bình đẳng giới • Phân bổ

Chủ đề Phân biệt đối xử

Nhận thức giới

Quan niệm truyền thống về giới được hình thành ở những năm đầu của cuộc đời, với cả nam và nữ được khuôn mẫu với những nghề nghiệp nhất định. Hiện nay còn rất nhiều thách thức được đặt ra để giải quyết vấn đề nhận thức giới tính, đặc biệt là việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào các nghề được coi là "truyền thống" của nam, như xây dựng và kỹ thuật. Một bài phê bình của Khoa nghiên cứu Khoa học Xã hội của Đại học London [2] kết luận rằng việc đấu tranh với nhận thức giới ở giai đoạn tiểu học là rất quan trọng, vì đây là giai đoạn phát triển đầu và diễn ra nhanh chóng. Nhiều biện pháp can thiệp được xem xét bao gồm việc sử dụng các tác phẩm văn học hư cấu để đấu tranh với nhận thức giới và vai trò giới.

Địa vị pháp lý

Đến tận năm 1875 phụ nữ mới được pháp luật Hoa Kỳ công nhận là những con người (Minor v Happersett, 88 U.S. 162),[3] và phụ nữ không có quyền bỏ phiếu ở Mỹ cho tới năm 1920[3] và ở Anh cho tới năm 1918.

Bạo lực gia đình

Trong các trường hợp nghiêm trọng về bạo lực gia đình, đàn ông thường chiếm số đông hung thủ. Phụ nữ thường có xu hướng bị sát hại bởi người tình hơn là trường hợp ngược lại, bất kể ai là người kích động bạo lực. Trong số người bị sát hại bởi người tình, thì có 3/4 là phụ nữ và 1/4 là nam giới: năm 1999 ở Mỹ có 1,218 nữ và 424 nam bị giết bởi người tình, bất kể ai là người khởi nguồn hành vi bao lực hay giới tính của đối tác.[4] Con số này ở Mỹ năm 2005 là 1181 nữ và 329 nam.[5][6]

Trong một cuộc điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), phần trăm số phụ nữ tuổi từ 15-49 có suy nghĩ người chồng có quyền đánh vợ trong một vài hoàn cảnh nhất định là: 90% ở Jordan, 85.6% ở Guinée, 85.4% ở Zambia, 85% ở Sierra Leone, 81.2% ở Lào, và 81% ở Ethiopia.[7]

Trong một cuộc điều tra với sự tham gia của 5.238 người trưởng thành ở Mỹ liên quan đến việc chấp nhận thái độ về bạo lực của người tình, những người được hỏi có xu hướng chấp nhận việc phụ nữ đánh nam giới hơn là nam giới đánh phụ nữ.[8]

Hiếp dâm

Một phân tích về tội phạm hiếp dâm phụ nữ cho rằng hành vi hiếp dâm có mục đích là để giải tỏa sự thù ghét với phụ nữ và tìm kiếm sự thích thú trong việc gây nên các chấn thương về tâm lý và thể chất cho phụ nữ nhiều hơn là các ham muốn về tình dục đơn thuần. Các nhà nữ quyền thì cho rằng hiếp dâm không phải là kết quả của các cá nhân bị vấn đề về bệnh lý mà bắt nguồn từ hệ thống sự thống trị của nam giới và từ những sự thực hành và niềm tin văn hóa trong đó vật thể hóa và hạ thấp phụ nữ.[9] Mary OdemJody Clay-Warner, cùng Susan Brownwiller thì cho rằng những thái độ phân biệt giới bắt nguồn từ sự truyền bá một chuỗi những câu chuyện tưởng tượng về hành vi hiếp dâm.[10][11] Họ cho rằng trái ngược với những câu chuyện này, những kẻ hiếp dâm thường lên kế hoạch hiếp dâm trước khi chọn đối tượng[9] và hành vi hiếp dâm thông qua quen biết là dạng phổ biến nhất, hơn là việc bị tấn công bởi người lạ.[12][13] Odem cũng nhấn mạnh rằng những câu chuyện hiếp dâm như vậy đã góp phần truyền bá những tư tưởng phân biệt giới cho rằng đàn ông không thể kiểm soát bản năng tình dục.[9]

Giáo dục

Trong quá khứ, phụ nữ không được phép học cao.[14] Khi phụ nữ được chấp nhận học các bậc giáo dục cao hơn, họ được khuyến khích học các chuyên ngành được coi là "kém trí tuệ" hơn. Những chuyên ngành về văn học tại các trường đại học và cao đẳng ở Anh và Mỹ thực tế được xây dựng thành một lĩnh vực nghiên cứu được cho là phù hợp với sự "kém trí tuệ" hơn của phụ nữ.[15] Gần đây thì số lượng nữ giới theo học tại các bậc sau trung học là nhiều hơn nam giới theo số liệu của Trung tâm Giáo dục Quốc gia Hoa Kỳ.[16]

Những nghiên cứu cho thấy sự phân biệt vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay: nghiên cứu ở Mỹ kết luận học sinh nam nhận được nhiều chú ý và khen ngợi trong lớp học hơn.[17] Qua thời gian, học sinh nữ phát biểu ngày càng ít hơn trong các buổi học.[18] Nguyên nhân để giải thích cho việc học sinh nam nhận được nhiều chú ý hơn có thể là do học sinh nữ thường đạt điểm cao hơn học sinh nam cho tới thời kỳ cuối trung học. Cũng có khả năng rằng học sinh nam bị phân biệt đối xử bởi hệ thống trường học khi mà các học sinh nữ ở một vài khu vực đạt được điểm cao hơn dù thực tế chỉ nhận được điểm tương đương hoặc thấp hơn học sinh nam trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn.[19]

Nghề nghiệp

Aristote nói: "Một phụ nữ quá mạnh mẽ hoặc quá thông minh là không thích hợp".

Trong quá khứ phụ nữ thường không được phép tham gia vào nhiều loại nghề nghiệp. Khi phụ nữ được phép tham gia vào các nghề mà trước đó chỉ dành cho nam giới thì họ gặp rất nhiều trở ngại; Elizabeth Blackwell, người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng Y khoa ở Mỹ và Myra Bradwell, nữ luật sư đầu tiên, là những ví dụ.

Sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp vẫn tiếp tục cho tới ngày này. Một nghiên cứu của Đại học Cornell đưa ra giả thuyết rằng sự thiên vị về giới đã ảnh hưởng tới những nghiên cứu khoa học được xuất bản. Giả thuyết này cũng trùng hợp với một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Toronto của Amber Budden. Dựa trên kết quả nghiên cứu, khoảng 10% số tác giả nữ có tác phẩm được xuất bản bị che giấu về giới tính.

Một số chuyên gia cho rằng cha mẹ có vai trò trong việc hình thành giá trị và nhận thức của trẻ em. Thực tế là các bé gái thường được nhờ giúp cha mẹ làm việc nhà trong khi các bé trai thường làm các công việc có tính chất kĩ thuật với cha, điều này có ảnh hưởng tới hành vi và đôi khi không khích lệ các bé gái thực hiện các công việc đó. Vì vậy các bé gái sẽ nghĩ mỗi giới nên có một vai trò và hành vi riêng.[20][21][22][23][24][25][26][27]

Một nghiên cứu năm 2009 ở Mỹ về các [[Tổng giám đốc điều hành (CEO) chỉ ra rằng có nhiều nam giới đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành bị thừa cân hay béo phì hơn bình quân dân số nam giới, trong khi kết quả ngược lại dành cho các CEO nữ và nghiên cứu nêu lên rằng "trong khi việc bị béo phì hạn chế cơ hội nghề nghiệp cho cả nam và nữ thì việc thừa cân chỉ ảnh hưởng tới nữ giám đốc và - thậm chí có thể có lợi cho các nam giám đốc".[28]

Nghĩa vụ quân sự

Rất nhiều quốc gia trên thế giới buộc nam giới phải tham gia quân đội nhưng không áp dụng cho nữ. Tại Mỹ, nam giới ở độ tuổi 18 phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. Phụ nữ không phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và không có nghĩa vụ phục vụ quân đội trong trường hợp tuyển quân. Nghĩa vụ quân sự bắt buộc đôi khi được nêu ra như là một sự phân biệt đối xử đối với nam giới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phân_biệt_giới_tính http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,253... http://www.csls.ca/reports/csls2006-04-E.pdf http://usgovinfo.about.com/cs/censusstatistic/a/wo... http://usgovinfo.about.com/od/censusandstatistics/... http://www.boston.com/bostonglobe/editorial_opinio... http://cornellsun.com/section/news/content/2008/03... http://finduslaw.com/equal_pay_act_of_1963_epa_29_... http://finduslaw.com/taxonomy_menu/12/23/13 http://www.forbes.com/ceonetwork/2006/05/12/women-... http://www.ingentaconnect.com/content/springer/vav...